Xây dựng chương trình các dự án nghệ thuật hội họa ứng dụng vào mô hình giáo dục Montessori là đòi hỏi của thực tiễn khách quan để phù hợp với sự phát triển xã hội. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để phân tích bối cảnh, chương trình và các yếu tố tác động đến việc xây dựng chương trình các dự án nghệ thuật hội hoạ ứng dụng vào lớp học dành cho trẻ 3-6 tuổi theo mô hình giáo dục Montessori. Phương pháp tự thuật hợp tác (Chang và cs., 2014) được sử dụng để phân tích những trải nghiệm ở ngữ cảnh thực tiễn hoạt động giáo dục của nhóm nghiên cứu. Kết quả bước đầu cho thấy một số hiệu quả thể hiện qua các khía cạnh chủ yếu: 1) Gắn kết lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình; 2) Xây dựng khung chương trình rõ ràng và cụ thể; 3) Hỗ trợ, định hướng việc lựa chọn các dự án và hoạt động nghệ thuật hội hoạ. Kết quả này cung cấp một góc nhìn mới về mối tương quan giữa lý luận và thực tiễn, góp phần thúc đẩy các phương pháp đổi mới trong giáo...
Xây dựng chương trình các dự án nghệ thuật hội họa ứng dụng vào mô hình giáo dục Montessori là đòi hỏi của thực tiễn khách quan để phù hợp với sự phát triển xã hội. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để phân tích bối cảnh, chương trình và các yếu tố tác động đến việc xây dựng chương trình các dự án nghệ thuật hội hoạ ứng dụng vào lớp học dành cho trẻ 3-6 tuổi theo mô hình giáo dục Montessori. Phương pháp tự thuật hợp tác (Chang và cs., 2014) được sử dụng để phân tích những trải nghiệm ở ngữ cảnh thực tiễn hoạt động giáo dục của nhóm nghiên cứu. Kết quả bước đầu cho thấy một số hiệu quả thể hiện qua các khía cạnh chủ yếu: 1) Gắn kết lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình; 2) Xây dựng khung chương trình rõ ràng và cụ thể; 3) Hỗ trợ, định hướng việc lựa chọn các dự án và hoạt động nghệ thuật hội hoạ. Kết quả này cung cấp một góc nhìn mới về mối tương quan giữa lý luận và thực tiễn, góp phần thúc đẩy các phương pháp đổi mới trong giáo dục mầm non ở Việt Nam.