Phát triển năng lực từ ngữ là nhiệm vụ quan trọng trong dạy học Tiếng Việt, thực hiện mục tiêu đặc thù của môn học là phát triển năng lực ngôn ngữ (đọc, viết, nghe, nói) cho học sinh. Lâu nay, nhiệm vụ này được thực hiện chủ yếu qua các bài học Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, sau đó mới là tích hợp trong các bài Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện và các hoạt động giáo dục khác. Xuất phát từ thành tựu nghiên cứu về phương pháp dạy tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, chúng tôi nghiên cứu các biện pháp phát triển năng lực từ ngữ cho học sinh lớp 4-5 thông qua quá trình luyện viết đoạn văn, bài văn - quá trình sản sinh ngôn ngữ. Bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bài viết đã đề xuất hệ thống các biện pháp phát triển năng lực từ ngữ cho học sinh thông qua các giai đoạn của quá trình luyện viết: (1) Phát triển năng lực từ ngữ qua hoạt động phân tích đoạn văn, bài văn mẫu (2) Phát triển năng lực từ ngữ qua hoạt động tìm ý, phát triển ý (3) Phát triển năng lực từ ngữ quan hoạt động...
Phát triển năng lực từ ngữ là nhiệm vụ quan trọng trong dạy học Tiếng Việt, thực hiện mục tiêu đặc thù của môn học là phát triển năng lực ngôn ngữ (đọc, viết, nghe, nói) cho học sinh. Lâu nay, nhiệm vụ này được thực hiện chủ yếu qua các bài học Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, sau đó mới là tích hợp trong các bài Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện và các hoạt động giáo dục khác. Xuất phát từ thành tựu nghiên cứu về phương pháp dạy tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, chúng tôi nghiên cứu các biện pháp phát triển năng lực từ ngữ cho học sinh lớp 4-5 thông qua quá trình luyện viết đoạn văn, bài văn - quá trình sản sinh ngôn ngữ. Bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bài viết đã đề xuất hệ thống các biện pháp phát triển năng lực từ ngữ cho học sinh thông qua các giai đoạn của quá trình luyện viết: (1) Phát triển năng lực từ ngữ qua hoạt động phân tích đoạn văn, bài văn mẫu (2) Phát triển năng lực từ ngữ qua hoạt động tìm ý, phát triển ý (3) Phát triển năng lực từ ngữ quan hoạt động viết đoạn, bài (4) Phát triển năng lực từ ngữ qua hoạt động sữa chữa, hoàn thiện đoạn, bài viết. Các biện pháp này cũng đã vận dụng hiệu quả quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.