Bài báo này tập trung nghiên cứu xây dựng một hệ thống giám sát và kiểm soát một số thông số môi trường dựa trên mạng kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT) nhằm giúp người nông dân tăng sản lượng cây trồng cho các vườn ươm chè tại một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống sử dụng một số loại thiết bị IoT như: cảm biến độ ẩm, cảm biến nhiệt độ và cảm biến ánh sáng để giám giát ba thông số bao gồm độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ cho vườn ươm cây. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng ứng dụng phần mềm hiển thị thông tin trên điện thoại thông minh để nhận các dữ liệu được gửi về từ các thiết bị cảm biến đặt tại vườn ươm qua môi trường Internet. Từ đó người sử dụng có thể theo dõi thời gian thực và đưa ra quyết định điều khiển thiết bị như máy bơm nước để tưới cho cây chè hoặc thay đổi các thông số cảm biến (tăng giảm, tắt/bật ánh sáng, nhiệt độ ươm). Hệ thống thử nghiệm cho thấy đã gián tiếp giúp người trồng chè quản lý vườn ươm một cách hiệu quả nhất, tăng năng xuất lao động và đem lại giá...
Bài báo này tập trung nghiên cứu xây dựng một hệ thống giám sát và kiểm soát một số thông số môi trường dựa trên mạng kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT) nhằm giúp người nông dân tăng sản lượng cây trồng cho các vườn ươm chè tại một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống sử dụng một số loại thiết bị IoT như: cảm biến độ ẩm, cảm biến nhiệt độ và cảm biến ánh sáng để giám giát ba thông số bao gồm độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ cho vườn ươm cây. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng ứng dụng phần mềm hiển thị thông tin trên điện thoại thông minh để nhận các dữ liệu được gửi về từ các thiết bị cảm biến đặt tại vườn ươm qua môi trường Internet. Từ đó người sử dụng có thể theo dõi thời gian thực và đưa ra quyết định điều khiển thiết bị như máy bơm nước để tưới cho cây chè hoặc thay đổi các thông số cảm biến (tăng giảm, tắt/bật ánh sáng, nhiệt độ ươm). Hệ thống thử nghiệm cho thấy đã gián tiếp giúp người trồng chè quản lý vườn ươm một cách hiệu quả nhất, tăng năng xuất lao động và đem lại giá trị kinh tế cao.