Kháng kháng sinh là mối đe dọa đối với sức khỏe động vật và con người trên toàn cầu. Thuốc kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để trị các bệnh do vi khuẩn. Nhưng việc sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp có thể dẫn đến kháng kháng sinh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus agalactiae. Với tổng số 26 S. agalactiae được phân lập từ các mẫu thận/não/gan của cá rô phi nuôi bị bệnh từ năm 2017 đến 2021 tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Yên Bái. Độ nhạy của vi khuẩn phân lập với 7 loại kháng sinh được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa (Oxiod). Kết quả cho thấy mức độ kháng khác nhau, với DOX (34,4%), RIF (64,1%), TET (45,0%), ERY (64,8%), TMP-SMX (70%), FLO (35,3%) và AMP (75%). Tỷ lệ S. agalactiae kháng với DOX khác biệt rõ rệt (p<0,05) với ERY (p<0,05). S. agalactiae cho kết quả kháng cao nhất với 2 loại kháng sinh (19,2%), tiếp đến kháng với 3 loại kháng sinh (15,4%) và kháng với 6 và...
Kháng kháng sinh là mối đe dọa đối với sức khỏe động vật và con người trên toàn cầu. Thuốc kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để trị các bệnh do vi khuẩn. Nhưng việc sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp có thể dẫn đến kháng kháng sinh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus agalactiae. Với tổng số 26 S. agalactiae được phân lập từ các mẫu thận/não/gan của cá rô phi nuôi bị bệnh từ năm 2017 đến 2021 tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Yên Bái. Độ nhạy của vi khuẩn phân lập với 7 loại kháng sinh được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa (Oxiod). Kết quả cho thấy mức độ kháng khác nhau, với DOX (34,4%), RIF (64,1%), TET (45,0%), ERY (64,8%), TMP-SMX (70%), FLO (35,3%) và AMP (75%). Tỷ lệ S. agalactiae kháng với DOX khác biệt rõ rệt (p<0,05) với ERY (p<0,05). S. agalactiae cho kết quả kháng cao nhất với 2 loại kháng sinh (19,2%), tiếp đến kháng với 3 loại kháng sinh (15,4%) và kháng với 6 và 7 loại kháng sinh chiếm 11,5%. Tỷ lệ kháng với 1, 4 và 5 loại kháng sinh là thấp nhất chiếm tỷ lệ 7,7%. Người nuôi cá rô phi Việt Nam cần có hướng dẫn về điều trị kháng sinh hiệu quả và sử dụng vắc-xin hoặc công nghệ nuôi bền vững rộng rãi hơn để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do S. agalactiae gây ra và giảm sự xuất hiện của kháng kháng sinh.