no-2

Đặc điểm sinh học, cơ chế hoạt động và một số chiến lược tăng sinh sinh khối tế bào NK

Tác giả:
trần thanh Hương
Trang:
0
Lượt xem:
27
Số trong tạp chí:
5/5
Lượt tải:
7
Tế bào giết tự nhiên (NK) là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch bẩm sinh, có khả năng nhận diện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh mà không cần sự trình diện kháng nguyên đặc hiệu. Mặc dù đã được nghiên cứu từ sớm, nhiều đặc điểm sinh học và ứng dụng của tế bào NK vẫn còn chưa được hiểu rõ. Bài báo này nhằm tổng hợp các thông tin liên quan đến đặc điểm, cơ chế hoạt động và các phương pháp tăng sinh sinh khối của tế bào NK. Thông qua phương pháp tổng hợp tài liệu, nghiên cứu cho thấy tế bào NK có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo máu CD34+, được chia thành hai phân lớp dựa trên mật độ CD56 trên bề mặt, và hoạt động thông qua hai cơ chế chính: gây độc tế bào và tiết cytokine gây viêm. Các chiến lược tăng sinh sinh khối bao gồm nuôi cấy với cytokine hoặc sử dụng tế bào nuôi. Những hiểu biết này góp phần hỗ trợ các nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của tế bào NK, phục vụ phát triển liệu pháp CAR-NK nhằm tăng cường khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là tế...
Tế bào giết tự nhiên (NK) là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch bẩm sinh, có khả năng nhận diện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh mà không cần sự trình diện kháng nguyên đặc hiệu. Mặc dù đã được nghiên cứu từ sớm, nhiều đặc điểm sinh học và ứng dụng của tế bào NK vẫn còn chưa được hiểu rõ. Bài báo này nhằm tổng hợp các thông tin liên quan đến đặc điểm, cơ chế hoạt động và các phương pháp tăng sinh sinh khối của tế bào NK. Thông qua phương pháp tổng hợp tài liệu, nghiên cứu cho thấy tế bào NK có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo máu CD34+, được chia thành hai phân lớp dựa trên mật độ CD56 trên bề mặt, và hoạt động thông qua hai cơ chế chính: gây độc tế bào và tiết cytokine gây viêm. Các chiến lược tăng sinh sinh khối bao gồm nuôi cấy với cytokine hoặc sử dụng tế bào nuôi. Những hiểu biết này góp phần hỗ trợ các nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của tế bào NK, phục vụ phát triển liệu pháp CAR-NK nhằm tăng cường khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là tế bào ung thư
Tin liên quan
Nghiên cứu kỹ thuật Beamforming cho mạng 5G
Hoàng Văn Thực, Đoàn Mạnh Cường
Tập 54, Số 2A, 03/2025
Các hợp chất spirostan glycoside từ cây Bạch tật lê (Tribulus terrestris)
Lê Đức Giang, Bùi Hữu Tài, Phạm Hải Yến, Nguyễn Huy Hoàng, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Văn Văn Quốc
Tập 54, Số 2A, 03/2025
Đặc điểm hình thái quần thể loài Johnius belangerii (Cuvier, 1830) ở vùng cửa sông ven biển Lạch Trường, tỉnh Thanh Hóa
Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Thị Linh, Đồng Thuỳ Dung, Lê Thu Huyền
Tập 54, Số 2A, 03/2025

Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh

Vinh University journal of science (VUJS)

ISSN: 1859 - 2228

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Vinh

  • Địa chỉ: 182 Lê Duẩn - Thành Phố Vinh - tỉnh Nghệ An
  • Điện thoại: (0238)3855.452 - Fax: (0238)3855.269
  • Email: vinhuni@vinhuni.edu.vn
  • Website: https://vinhuni.edu.vn

 

Giấy phép xuất bản tạp chí: 163/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/5/2023

Giấy phép truy cập mở: Creative Commons CC BY NC 4.0

 

LIÊN HỆ

Tổng biên tập: PGS.TS. Trần Bá Tiến 
Email: tientb@vinhuni.edu.vn

Phó Tổng biên tập: PGS.TS. Phan Văn Tiến
Email: vantienkxd@vinhuni.edu.vn

Thư ký tòa soạn: TS. Đỗ Mai Trang
Email: domaitrang@vinhuni.edu.vn

Ban thư ký và trị sự: ThS. Lê Tuấn Dũng, ThS. Phan Thế Hoa, ThS. Phạm Thị Quỳnh Nga, ThS. Trần Thị Thái

  • Địa chỉ Toà soạn: Tầng 4, Tòa nhà Điều hành, Số 182 Lê Duẩn, TP. Vinh, Nghệ An, Việt Nam
  • Điện thoại: (0238)3.856.700 | Hotline: 0973.856.700
  • Email: editors@vujs.vn
  • Website: https://vujs.vn

img