Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiện trạng rừng ngập mặn (RNM) tỉnh Bạc Liêu qua các năm 1988, 1998, 2013, 2018; đánh giá biến động diện tích RNM qua các thời kỳ cụ thể; đồng thời xác định nguyên nhân của các quá trình biến mất và phục hồi. Tư liệu ảnh viễn thám Landsat 5-TM, 8-OLI và phương pháp phân loại có kiểm định Maximum Likelihood Classifier - MCL được sử dụng để phân loại và đánh giá biến động diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1988-2018. Kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 1988, 1998, 2013, 2018 và kết quả chồng xếp các bản đồ nói trên cho thấy diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu tăng liên tục từ năm 1988 đến năm 2018. Trong khoảng thời gian 30 năm từ 1988 đến 2018, tổng diện tích RNM ở Bạc Liêu đã tăng 1.069,4 ha, cao gấp 1,5 lần so với ban đầu. Tốc độ phục hồi của RNM được xác định là 64,3 ha/năm, cao gấp hơn 2 lần so với tốc độ biến mất của chúng trong giai đoạn này (28,7 ha/năm). Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất của RNM là do sự chuyển đổi từ RNM sang NTTS...
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiện trạng rừng ngập mặn (RNM) tỉnh Bạc Liêu qua các năm 1988, 1998, 2013, 2018; đánh giá biến động diện tích RNM qua các thời kỳ cụ thể; đồng thời xác định nguyên nhân của các quá trình biến mất và phục hồi. Tư liệu ảnh viễn thám Landsat 5-TM, 8-OLI và phương pháp phân loại có kiểm định Maximum Likelihood Classifier - MCL được sử dụng để phân loại và đánh giá biến động diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1988-2018. Kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 1988, 1998, 2013, 2018 và kết quả chồng xếp các bản đồ nói trên cho thấy diện tích RNM tỉnh Bạc Liêu tăng liên tục từ năm 1988 đến năm 2018. Trong khoảng thời gian 30 năm từ 1988 đến 2018, tổng diện tích RNM ở Bạc Liêu đã tăng 1.069,4 ha, cao gấp 1,5 lần so với ban đầu. Tốc độ phục hồi của RNM được xác định là 64,3 ha/năm, cao gấp hơn 2 lần so với tốc độ biến mất của chúng trong giai đoạn này (28,7 ha/năm). Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất của RNM là do sự chuyển đổi từ RNM sang NTTS (chiếm 91,1%), sạt lở bờ biển (chiếm 7,9%). RNM được phục hồi chủ yếu từ mặt nước biển ven bờ (chiếm 46,3%), từ đất nông nghiệp (27,8%), trồng mới RNM trong các ao nuôi tôm bị bỏ hoang hoặc trồng RNM kết hợp với NTTS (chiếm 25,8%).